HỌC ONLINE

Cuộc sống học đường

Phòng Tư vấn tâm lý sẽ đồng hành cùng thầy/cô, anh/chị và các con tìm được lời giải cho vấn đề của riêng mình. Đến với phòng Tư vấn tâm lý thầy/cô, anh/chị và các con hoàn toàn có thể lựa chọn các hình thức như:

  • Tư vấn cá nhân cho những học sinh gặp khó khăn;
  • Tư vấn cho nhóm học sinh (nhỏ hay lớn);
  • Tổ chức các buổi thảo luận, hội thảo cho phụ huynh về tâm lý vị thành niên và kỹ năng làm cha mẹ;
  • Cố vấn và phối hợp với gia đình, giáo viên, nhân viên và ban quản lý nhà trường trong việc tìm kiếm giải pháp đáp ứng các nhu cầu và chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh;
  • Cung cấp và chia sẻ những thông tin và nguồn lực hữu ích cho giáo viên và phụ huynh.

Là học sinh, con sẽ được giúp đỡ như thế nào?

            Con sẽ có một nơi chia sẻ tất cả những vấn đề được liệt kê ở trên. Tại Văn phòng Tư vấn tâm lý, con sẽ được gặp riêng, ở đó, có thể bày tỏ và được giải đáp về những lo lắng trước sự phát triển cơ thể, những thay đổi cảm xúc và hành động của bản thân. Con sẽ được tư vấn để tự giải quyết các rắc rối trong tình bạn, tình bạn khác giới, mối quan hệ với cha mẹ, thầy cô.

 Là cha mẹ, chúng tôi được giúp đỡ các vấn đề với con cái mình ra sao?

            Cha mẹ đóng vai trò rất lớn trong việc là điểm tựa hay định hướng cho con mình phát triển lành mạnh. Tuy thế, khi đối diện với sự trưởng thành của con cái, đặc biệt qua tuổi dậy thì và tuổi vị thành niên, việc cha mẹ gặp khó khăn là điều dễ hiểu. Khi cha mẹ gặp những vấn đề đó, Văn phòng Tư vấn tâm lý sẵn sàng lắng nghe và cố vấn cho cha mẹ các thông tin khoa học về sự phát triển của con cũng như kỹ năng làm cha mẹ tích cực như cách thức nói chuyện, giải quyết xung đột với con hay đặt mục tiêu ...

Là Giáo viên, tôi được giúp đỡ như thế nào?

 Dù là GV bộ môn hay cố vấn trường học, thầy/cô đều được tư vấn để có thể giao tiếp tốt nhất với Học sinh và Phụ huynh phù hợp với mỗi vai trò của mình. Cụ thể: Với tư cách GV bộ môn, cố vấn trường học, Giáo viên là người làm việc thường xuyên với Học sinh và cũng là người có tương tác nhiều nhất với HS tại trường học. Vì thế, GV bộ môn, cố vấn trường học cũng là người sẽ phát hiện được những khó khăn bất thường của HS không chỉ về vấn đề nhận thức mà cả cảm xúc, hành vi hay thể chất. GV bộ môn, cố vấn trường học sẽ được hỗ trợ để tạo ra môi trường thuận lợi nhất để học sinh ứng phó một cách lành mạnh trước những khó khăn này. Với tư cách cố vấn trường học, Giáo viên là người lớn gần gũi nhất và cũng là người bảo hộ của Học sinh tại trường học. Mọi tư vấn của Học sinh đều sẽ được chia sẻ lại phần nhiều với cố vấn trường học và mọi trợ giúp từ văn phòng Tư vấn sẽ cần đến sự hợp tác rất lớn từ cố vấn trường học. Trong nhiều trường hợp, Văn phòng Tư vấn tâm lý chỉ đóng vai trò cố vấn để cố vấn trường học hỗ trợ tốt nhất cho học sinh trong nhóm của mình.

 Nghề nghiệp nào cũng có những nguyên tắc, vậy nguyên tắc làm việc của phòng Tư vấn Tâm lý tại trường THPT Ngô Gia Tự - Hà Đông là gì?

A: Chúng tôi làm việc theo nguyên tắc:

  • Nguyên tắc số 1: Lắng nghe và tôn trọng
    • Lắng nghe, tôn trọng là thầy/cô, anh/chị và các con sẽ được chia sẻ bất cứ điều gì mình muốn, chúng tôi không đánh giá đúng hay sai và hoàn toàn chấp nhận và tôn trọng quan điểm cũng như chính con người bạn.
  • Nguyên tắc số 2: Bảo mật thông tin
    • Phòng Tư vấn tâm lý luôn tôn trọng sự riêng tư của mỗi người vì vậy chúng tôi cam kết mọi vấn đề thầy/ cô, anh/chị và học sinh chia sẻ với chúng tôi sẽ được giữ bí mật. Cụ thể:
      • Trong trường hợp học sinh tự mình tới phòng tư vấn, mọi vấn đề học sinh chia sẻ với nhà tư vấn sẽ được giữ bí mật.
      • Chúng tôi chỉ tiết lộ thông tin của học sinh với những người có trách nhiệm (phụ huynh học sinh, cố vấn…) trong ba trường hợp sau: 1) Học sinh đang có ý định gây hại cho bản thân hoặc gây nguy hiểm cho người khác ; 2) Học sinh đồng ý chia sẻ  thông tin với những người liên quan để được hỗ trợ tốt hơn; 3) Học sinh báo cáo về việc đang bị đe dọa.
      • Trong trường hợp học sinh được chuyển tới phòng tư vấn bởi cha mẹ, thầy cô, chúng tôi sẽ trao đổi với người đại diện này và những người có liên quan những thông tin khái quát về quá trình tư vấn nhằm phối hợp trợ giúp học sinh tốt hơn.
  • Nguyên tắc số 3: Cung cấp giải pháp
    • Đến với phòng Tư vấn tâm lý Olympia thầy/cô, anh/chị và các con không chỉ được lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ mà còn được cung cấp những thông tin mới cập nhật cũng như trao đổi để tìm ra các giải pháp cho những tình huống cụ thể đang gặp phải.
  • Nguyên tắc số 4: Làm việc theo qui trình
    • Tại phòng Tư vấn tâm lý, các dịch vụ đều được thực hiện theo quy trình năm bước khép kín, đảm bảo tính khoa học và tính bảo mật. Quy trình chung như sau:
      • Phỏng vấn trực tiếp người phát hiện vấn đề (phụ huynh, học sinh, giáo viên)
      • Gặp người cần tư vấn và mở hồ sơ tư vấn
      • Sau 2-3 buổi gặp người cần tư vấn, tư vấn viên lên kế hoạch tư vấn (số buổi, tần suất, những hỗ trợ cần thiết) và trao đổi với phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm.
      • Đánh giá mỗi 3 buổi tư vấn và giữ liên hệ thường xuyên với phụ huynh và giáo viên (chủ nhiệm và bộ môn) đối với đối tượng tư vấn là học sinh.
      • Kết thúc ca tư vấn, đánh giá ca và kế hoạch theo dõi tiếp theo.
Tin khác
HỌC ONLINE